Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để khôi phục khả năng tạo máu và các tế bào miễn dịch của cơ thể.
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là gì?
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để khôi phục khả năng tạo máu và các tế bào miễn dịch của cơ thể. Tế bào gốc tạo máu (HSC) có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong số ba loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Các tế bào được sử dụng trong cấy ghép có thể đến từ ba nguồn:
● Tủy xương
● Máu ngoại vi
● Máu cuống rốn được thu thập từ cuống rốn và nhau thai sau khi em bé được sinh ra. Máu cuống rốn và nhau thai chứa một số lượng lớn các tế bào gốc tạo máu, được sàng lọc, đông lạnh và lưu trữ tại ngân hàng tế bào gốc để sử dụng trong tương lai.
Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào tạo máu trong tủy, xương xốp (spongy bone). Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), hoặc các bệnh ung thư máu khác sau khi điều trị hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể cấy ghép tế bào gốc để khôi phục hệ miễn dịch. Bệnh nhân mắc một số rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn tủy xương cũng có thể được hưởng lợi từ việc cấy ghép tế bào gốc.
Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu
● Bước 1: Bệnh nhân sẽ được khám và xét nghiệm trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của người bệnh. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy máu để xét nghiệm.
● Bước 2: Để giúp cơ thể người bệnh chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.
● Bước 3: Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình cấy ghép, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu của người bệnh qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới.
Ghép tế bào gốc tạo máu góp phần chữa bệnh bằng cách:
● Phục hồi tủy xương sau điều trị diệt tủy loại trừ ung thư;
● Thay thế tủy xương bất thường bằng tủy xương bình thường ở các rối loạn huyết học không ác tính.Dù có một vài hình thức điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc, song tất cả đều được phân làm 2 dạng chính:
1. Ghép tế bào gốc tự thân (autologous stem cell transplantation): Cấy ghép trở lại các tế bào gốc của chính người bệnh.
2. Ghép tế bào gốc đồng loại hay dị ghép (allogenic stem cell transplantation): Cấy ghép các tế bào gốc của thân nhân hoặc người hiến tặng phù hợp.
● Bước 4: Sau cấy ghép, người bệnh được theo dõi trong vòng 6 tháng để điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng và bệnh ghép chống chủ (GVHD). Người bệnh thường sẽ phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch để ngăn các tế bào T của người cho khỏi phản ứng với các phân tử HLA người nhận. Cơ thể người bệnh sau khi cấy ghép tế bào gốc máu cần được theo dõi sát sao vì hệ thống miễn dịch chưa ổn định, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Tầm quan trọng của việc lưu trữ tế bào gốc
Chủ động lưu trữ nguồn tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết, đề phòng được rủi ro trong tương lai khi đứa bé cần điều trị bệnh. Lưu trữ tế bào gốc giúp mang lại một số lợi thế khi sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn tự thân thay vì máu ngoại vi hoặc tủy xương của người hiến:
✔️ Tính khả dụng: Máu cuống rốn được lưu trữ trong ngân hàng máu cuống rốn đã được sàng lọc, xét nghiệm và đông lạnh sẵn và sẵn sàng sử dụng; trong khi đó, có thể mất vài tháng để tìm và xác nhận người hiến tủy hoặc máu ngoại vi.
➥ Người bệnh có tế bào gốc được lưu trữ trong ngân hàng máu cuống rốn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để tìm kiếm nguồn tế bào gốc phù hợp.
✔️ Phù hợp HLA (kháng nguyên bạch cầu người): Kết quả của các ca cấy ghép tế bào gốc phụ thuộc vào mức độ phù hợp HLA giữa người nhận cấy ghép và máu cuống rốn của người hiến tặng. Sự phù hợp HLA đóng một vai trò quan trọng trong việc ghép thành công, mức độ nghiêm trọng của bệnh ghép vật chủ (GVHD) và khả năng sống sót sau cấy ghép.
➥ Nếu người bệnh có lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn thì quá trình cấy ghép tế bào gốc máu tự thân sẽ đảm bảo HLA phù hợp hoàn toàn. Sự phù hợp HLA giữa bệnh nhân và Đơn vị máu cuống rốn càng cao, quá trình cấy ghép càng hiệu quả.
✔️Bệnh ghép chống chủ (GVHD): Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sau khi cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn, ít bệnh nhân bị GVHD hơn và trong số những bệnh nhân đã phát triển GVHD, biến chứng có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với những bệnh nhân cấy ghép tủy xương hoặc máu ngoại vi. GVHD là một biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong của cấy ghép tế bào gốc dị sinh. Với GVHD, các tế bào miễn dịch của người hiến tặng (mảnh ghép) tấn công mô khỏe mạnh của bệnh nhân (vật chủ).
➥ Lưu trữ tế bào gốc giúp người bệnh có sẵn nguồn tế bào gốc máu tự thân, tránh được tình trạng bệnh ghép chống chủ.
✔️ Nguy cơ bệnh truyền nhiễm: Cấy ghép tế bào gốc từ máu cuống rốn ít có nguy cơ lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua đường máu hơn so với cấy ghép tế bào gốc từ máu ngoại vi hoặc tủy của những người hiến tặng.
➥ Tế bào gốc máu cuống rốn của bệnh nhân được lưu trữ tại ngân hàng đã trải qua quá trình xét nghiệm và sàng lọc cẩn thận. Vì vậy, mẫu tế bào gốc được sử dụng cấy ghép đảm bảo không mang bệnh truyền nhiễm từ thời điểm bắt đầu lưu trữ.
✔️ Hiệu quả sau điều trị: Sau quá trình cấy ghép tế bào gốc máu, hệ miễn dịch của người bệnh đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, dễ gây nhiễm trùng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tế bào gốc trung mô có khả năng tiết ra các cytokine và các yếu tố tăng trưởng ức chế phản ứng miễn dịch bằng cách ức chế tăng sinh tế bào B và T, ngăn chặn sự biệt hóa của tế bào đơn nhân và sự trưởng thành của tế bào đuôi gai, thúc đẩy tạo tế bào T và B điều hòa cũng như đại thực bào.
➥ Như vậy, nếu người bệnh có lưu trữ mô cuống rốn, hiệu quả của toàn bộ quá trình ghép tế bào gốc tạo máu càng cao hơn vì tế bào gốc trung mô từ cuống rốn có tác dụng điều hòa miễn dịch, hạn chế được nhiễm trùng, nâng cao thể trạng của người bệnh sau cấy ghép.
Do đó, khi lưu trữ tế bào gốc, cần thiết phải lưu trữ cả máu cuống rốn và mô cuống rốn. Vì cả hai loại đều cần cho việc điều trị (cấy ghép tế bào gốc tạo máu) trong tương lai: máu cuống rốn (HSC) giúp bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch, mô cuống rốn (MSC) giúp nâng cao thể trạng, điều hòa miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng sau cấy ghép.